028 3979 8335

PHẦN 4: DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THÔNG

Dư luận xã hội đã có nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến vụ án nói trên. Nhiều ý kiến cho rằng người đi vay có một phần lỗi, biết lãi suất cao nhưng vẫn vay nhiều lần với số tiền lớn. Trong khi đó, bị cáo Thiện không có hành vi chào mời, dụ dỗ trong việc cho vay. Đặc biệt có nhiều người dùng số tiền đi vay để lướt sóng, mua – bán bất động sản nhằm kiếm lời nhưng không thành, dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Toàn bộ số tiền đi vay không phải bị cáo Thiện có được, phần lớn do bị cáo đi vay rồi cho vay lại để hưởng chênh lệch nên lãi suất bị đẩy lên. Việc cho vay lãi suất cao trong giao dịch dân sự là vi phạm pháp luật, tuy nhiên cũng cần phải xem xét một cách khách quan, toàn diện thực tế việc cho vay và vay của những người trong cuộc.

Khi vụ án khép lại với bản án sơ thẩm tuyên xử bị cáo Lê Thái Thiện phải chấp hành hình phạt tù 15 năm 06 tháng; bị cáo Lê Thái Phong 13 năm 06 tháng đối với hai tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” và tội “Rửa tiền”. Dư luận xã hội cho rằng mức án này là quá nặng so với hành vi của hai bị cáo.

Truyền thông đã đăng tin xoay quanh vụ án về các nội dung: bị cáo không đồng ý với toàn bộ nội dung bản cáo trạng do bị cáo Thiện chưa có thu lợi bất chính, người vay tiền của bị cáo từ những năm 2015, 2016, 2017, họ vay tiền để mua đất nhưng không trả dứt điểm, rồi tiếp tục mượn thêm. Các khoản tiền cho 09 người vay đã được chốt nợ từ 2017. Thời điểm này còn áp dụng theo Bộ luật Hình sự năm 1999 nên bị cáo Thiện chưa vi phạm pháp luật hình sự. Sau đó, số nợ của họ được chuyển tiếp sang năm 2018 với số tiền rất lớn nên bị cáo buộc phải cho những người này vay tiếp với mong muốn lấy lại được số tiền đã cho vay. Hầu hết những người vay, do số tiền vay quá lớn nên khi họ có bao nhiêu tiền thì trả bấy nhiêu, không phân biệt trả gốc hay lãi. Bị cáo Thiện trình bày theo tính toán của mình thì số tiền lãi đã thu được của những người vay chưa tới 12% một năm. Về hành vi “Rửa tiền” thì cần phải xem xét lại vì bị cáo không có hành vi rửa tiền theo quy định pháp luật.

1. Theo Báo Vnexpress đã đăng tin vào ngày 23/8/2023:

Chủ biệt thự ‘dát vàng’: Tôi bị oan

BÀ RỊA – VŨNG TÀU Ông Lê Thái Thiện, 58 tuổi, cho rằng không thu lợi gần 100 tỷ đồng từ việc cho vay lãi nặng, không rửa tiền, mà luôn “xoay xở tiền giúp người vì thương”.

Ngày 23/8, ông Thiện và con trai Lê Thái Phong, 31 tuổi, bị TAND thị xã Phú Mỹ xét xử về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và Rửa tiền; theo Điều 201, 324 Bộ luật Hình sự.

Hồi cuối tháng trước phiên tòa từng được mở nhưng bị hoãn do hàng loạt bị hại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan vắng mặt. Lần này, nhiều người tiếp tục không đến nhưng chủ tọa Bùi Xuân Thường cho biết vẫn xét xử, nếu thấy cần thiết phải có sự hiện diện của họ để làm rõ nội dung vụ án sẽ đề nghị dẫn giải.

Ông chủ biệt thự “dát vàng” nổi tiếng ở Vũng Tàu bị cáo buộc từ năm 2018 đến 2020 cho 9 người vay hơn 324 tỷ đồng lãi suất 109%-146% một năm. Họ đã trả cho bị cáo hơn 279 tỷ đồng tiền gốc; 122,7 tỷ đồng tiền lãi. Thiện thu lợi gần 100 tỷ và buộc họ gán tài sản. Hiện, ngoài bị hại Lưu Ngọc Tư, có 5 người khác còn nợ Thiện 45,9 tỷ đồng và không có khả năng trả.

Riêng Lê Thái Phong được xác định cho 23 người vay hơn 1,1 tỷ đồng, lãi suất 108%-120% một năm; thu lợi bất chính gần 500 triệu đồng.

Trả lời HĐXX, bị cáo Thiện nói trong thời gian tạm giam đã đọc kỹ cáo trạng, thấy những cáo buộc là không đúng, “hoàn toàn oan sai”. “Bị cáo không thu lợi bất chính. Đề nghị HĐXX xử đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm”, Thiện nói.

Ông này khai làm nghề kinh doanh cây kiểng và bắt đầu cho 9 người vay tiền từ những năm 2015, 2016, 2017. Họ vay tiền để mua đất nhưng không trả dứt điểm, rồi tiếp tục mượn thêm. “Vì tình người nên bị cáo xoay xở giúp họ”, Thiện trình bày.

Mức lãi chủ biệt thự “dát vàng” thỏa thuận với người vay là 3.000 đồng/một triệu/một ngày đối với số tiền ông này có; còn với khoản Thiện đi vay rồi cho vay lại sẽ lấy 3.500 đồng (tương đương 109%-127% một năm). Các khoản tiền cho 9 người vay đã được chốt nợ từ 2017. Thời điểm này còn áp dụng theo Bộ luật Hình sự năm 1999 nên bị cáo chưa vi phạm.

Sau đó, số nợ của họ được chốt lại năm 2018, người vay chưa bao giờ tách bạch nợ gốc và lãi. Bị cáo nói theo tính toán của mình thì số tiền lãi đã thu được của những người vay chưa tới 12% một năm. Tuy nhiên, sau đó ông Thiện thừa nhận lấy lãi 3.000 hay 3.500 đồng mỗi triệu một ngày.

Trong phần xét hỏi buổi sáng, HĐXX tập trung làm rõ số tiền Lê Thái Thiện cho ông Lưu Ngọc Tư (43 tuổi, ở thị xã Phú Mỹ) vay. Theo cáo trạng, ông Tư vay của Thiện với lãi suất 3.000-3.500 đồng một triệu mỗi ngày; thời hạn trả lãi và gốc 10 ngày một lần. Khi ông Tư không thanh toán được gốc hoặc lãi thì số tiền đó sẽ cộng dồn thành tiền gốc, tiếp tục tính lãi như trên. Đến năm 2020, ông Tư vay tổng cộng 68,5 tỷ đồng.

Do “lãi mẹ đẻ lãi con”, số nợ phải cộng dồn ngày một tăng, ông Tư đã phải trả cho Thiện hơn 126,8 tỷ đồng cả gốc lẫn lãi, trong đó hơn 101 tỷ đồng là tiền ông bán bốn thửa đất để cấn nợ, số còn lại trả bằng tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản của Thiện và con trai Lê Thái Phong. Không thể trả dứt điểm, ông Tư đến nay vẫn còn nợ Thiện 18,5 tỷ đồng, là tiền lãi phát sinh trong quá trình vay.

Bị cáo Thiện khai, mình với ông Tư là anh em thân thiết. Ban đầu Tư vay thời hạn 10 ngày để đáo hạn ngân hàng, nhiều lần vay mua đất trong ba năm nhưng không trả được. “Bị cáo không nhớ từng khoản vay, lãi suất. Các số liệu này luật sư bị cáo sẽ làm rõ với HĐXX”, Thiện nói và thừa nhận trong quá trình vay mượn có cấn trừ một số thửa đất của ông Tư để trừ nợ. Trong đó, có một thửa đất rộng 2,7 ha là chính bị cáo bỏ 15 tỷ đồng để mua chứ không phải sở hữu của vợ chồng ông Tư.

Được HĐXX yêu cầu trình bày sau đó, vợ chồng ông Tư cho biết số tiền vợ chồng ông vay chỉ khoảng gần 40 tỷ đồng, không như cáo trạng nêu là 68,5 tỷ đồng. Nguyện vọng của họ là được nhận lại các thửa đất đã cấn trừ cho Thiện và cam kết sẽ trả toàn bộ nợ, cộng lãi suất theo quy định của pháp luật.

Về hành vi Rửa tiền, Thiện bị cáo buộc ép 3 người không còn khả năng trả tiền phải chuyển nhượng đất đai, nhà cửa… bằng các giao dịch hợp pháp. Lê Thái Phong đã giúp sức, thay cha nhận ủy quyền, chuyển nhượng các bất động sản để đảm bảo các khoản vay, đồng thời cấn trừ cho các khoản nợ giữa Thiện và người vay tiền. Tổng số tiền Thiện thực hiện hành vi này là hơn 59,3 tỷ đồng.

Sau khi bài báo được đăng tải, nhiều bạn đọc đã bình luận:

nguyen dang Khoa: Buồn cười nhỉ? cả 2 bên cùng thoả thuận và thực hiện đúng điều khoản đã giao kèo, giờ 1 bên bị vướng lao lý còn 1 bên đòi nhận lại tài sản rồi trả lãi theo ngân hàng??? Thế sao từ đầu không vay ngân hàng? Hứa 3 ngày trả mà rồi lại vay tiếp để đầu tư bất động sản, rồi kéo dài đến 3 năm không trả được. Không ủng hộ cho vay nặng lãi nhưng cũng cực kỳ dị ứng với kiểu người đi vay thế này

Tuongliencad: Lạ thật, khi vay, có thỏa thuận rõ ràng, anh đã cầm tiền của người ta đi làm ăn, bây giờ họ vướng lao lý vì đã cho anh vay, anh quay sang đòi đất đã thế chấp và trả theo lãi ngân hàng, sao trước đó không lấy đất đi vay ngân hàng, đề nghị làm rõ khúc mắc này. Tôi không ủng hộ cho vay nặng lãi, nhưng phải công bằng với tất cả, khi khốn khó, họ cầm tiền cho mình vay, phải cám ơn họ đấy ạ.

Yensaohoanam: Kiến nghị bổ sung xử lý hành vi đi vay nặng lãi, có như vậy mới công bằng và ngăn chặn việc cho vay lãi nặng. Vì thực tế việc vay nặng lãi cả hai bên vay và cho vay đều đồng ý giao dịch, nhưng khi sự việc không suôn sẻ thì chỉ mỗi bên cho vay bị truy tố; khi thực hiện giao dịch bên vay cũng đã có lợi ích về phần mình chứ ko đơn giản là bị thiệt thòi ko đâu.

Người Dân Việt: Làm ơn mắc oán là đây mà. Những người có nhu cầu vay nên mới tìm đến ông ta thôi. Ông ta chả đi cướp của ai cả.

Hoang Van Son: Vợ chồng ông Tư theo nội dung bài viết này cũng chả vừa. Mượn tiền thì xác định thỏa thuận thống nhất. Không trả được thì lãi tăng là bình thường. Thời vay mua bđs thì giai đoạn đang sốt, giá tăng từng ngày. Đến khi thị trường đứng không trả được thì kiện cáo và thỏa thuận trả theo lãi ngân hàng. Giao dịch vài năm sao không nhắc tới việc mượn tiền ông Thiện sinh lời từ đó.

npt3591: nhiều đất đai vậy sao không vay ngân hàng nhỉ, vì thủ tục rườm rà, mất thời gian, rủi ro lỡ mất cơ hội đầu tư, muốn có tiền liền, tiền nhanh, tiền nóng thì lãi cao là cái giá phải trả, cho vay nặng lãi là sai rành rành rồi, nhưng đời làm gì có tiêu chuẩn kép, cái gì cũng muốn, muốn tiền tươi thóc thật, không thế chấp tài sản, lãi theo ngân hàng thì bó tay, người muốn vay tự đi tìm người cho vay chứ người cho vay có đến năn nỉ hãy vay tiền đâu, cứ thấy buồn cười thế nào

hoangnguyenluan81: Lúc cần người ta thì lạy lục van xin cho vay, vay xong chây ì không trả, còn tố cáo, có chơi có chịu chứ nhỉ. Nói thật để tiếp cận vay tiền ngân hàng không hề dễ, nên họ phải tìm đến những người cho vay như thế này, mặc dù lãi suất cao hơn đôi lúc gần gấp đôi, nhưng thử hỏi khi bệnh, hay việc gì đó cần tiền gấp, thì họ cho vay cũng xem như ân nhân đấy nhé.

Liên Hoa: Thật sự mà nói,việc vay trả lãi cao hay thấp là do 2 bên đã được thỏa thuận,không ai ép ai gi cả, giống như kiểu thuận mua vừa bán,chứ lúc cần tiền đầu tư thì lấy tiền tươi thóc thật của người ta,xong rồi đi kiện ngược để thoát nợ là sao? Đi vay ngân hàng thì cũng phải trả lãi ,cộng thêm phải thế chấp sổ đỏ ,,,còn vay ngoài dễ hơn nhiều.Cái gi cũng có giá của nó.Tôi thấy bây giờ nghề cho vay tiền rất rủi ro,vừa bị bùng tiền mất cả gốc cả lãi , vừa bị kiện ngược vướng vòng lao lý.Thôi khuyên các nhà có nguồn tiền dư,đừng bao giờ cho ai vay lãi,kệ cho họ thích thì ra ngân hàng mà vay mới hiểu được vay lãi ngoài nó cũng có cái hay của nó như thế nào?có tiền thì gửi tiết kiệm, hoặc đầu tư kinh doanh,đầy việc tiền cái đẻ ra tiền.Tôi rất dị ứng thành phần vay bùng nợ,chỉ muốn ăn không của người khác.

mthai7574: Được HĐXX yêu cầu trình bày sau đó, vợ chồng ông Tư cho biết số tiền vợ chồng ông vay chỉ khoảng gần 40 tỷ đồng, không như cáo trạng nêu là 68,5 tỷ đồng. Nguyện vọng của họ là được nhận lại các thửa đất đã cấn trừ cho Thiện và cam kết sẽ trả toàn bộ nợ, cộng lãi suất theo quy định của pháp luật. đâu mới mà số tiền đúng , và ông Tư này vay tiền của người ta tới 40 tỷ thì trách nhiệm quá lớn rồi ?!

Dung Tran: Ông Thiện phải điều tra lại xem những lô đất mà Tư đã gán nợ cho ông thì Tư đã mua giá bao nhiêu và đã lãi bao nhiêu tiền khi bán lại cho ông để gỡ tội ép gán nợ đất.

Thanhnhanphutu: Kẻ cho vay thì đi tù, kẻ vay không chịu trả thì sao. Vay nợ là thoả thuận hai bên, thấy cao quá thì đừng vay. Vay xong không chịu trả, người đi đòi nợ lại bị khép tội.

Ky Trinh: Có ai kề dao ép vay đâu. Thoả thuận từ đầu ok xong vay đầu tư đất. Trúng thì lấy. Thua thì kiện nta đi tù đòi lại tiền và trả theo lãi suất ngân hàng. Sao từ đầu ko lấy đất cầm ngân hàng mà đi vay chi?

Nguồn: https://vnexpress.net/chu-biet-thu-dat-vang-toi-bi-oan-4645096.html

2. Theo Báo Bà Rịa – Vũng Tàu đã đăng tin vào ngày 23/08/2023:

Thiện Soi chối tội, kêu oan tại tòa

Sau khi nghe đại diện VKSND TX.Phú Mỹ công bố cáo trạng truy tố mình và con trai về tội “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” và “rửa tiền”, bị cáo Thiện lớn tiếng kêu oan và phủ nhận cáo buộc mà cáo trạng nêu.

Bị cáo phản bác toàn bộ nội dung cáo trạng.

Ngày 23/8, TAND TX. Phú Mỹ mở phiên xét xử sơ thẩm đối với Lê Thái Thiện (còn gọi là Thiện Soi, SN 1965) và Lê Thái Phong (con Thiện soi, SN 1992, cùng trú TX. Phú Mỹ).

Theo cáo trạng của VKSND TX. Phú Mỹ, từ năm 2018 – 2020, cha con Thiện Soi đã cho 9 người vay tổng số tiền hơn 322 tỷ đồng với mức lãi suất vay từ 109% – 146%/năm. Thiện và Phong đã thu tổng số tiền các khoản gốc hơn 277 tỷ đồng, tổng số tiền lãi các khoản vay hơn 124 tỷ đồng. Tổng số tiền mà hai cha con Thiện thu lợi bất chính khi thực hiện hành vi “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” gần 100 tỷ đồng.

Sau đó, Thiện và Phong đã thực hiện hành vi “rửa tiền” bằng hình thức sử dụng hơn 59 tỷ đồng thu lợi bất chính từ việc cho vay lãi nặng vào việc chuyển nhượng các thửa đất, vật liệu xây dựng của người những người vay.

VKSND TX. Phú Mỹ truy tố cha con Thiện soi về tội “rửa tiền” theo điểm a, b khoản 3 điều 324 của Bộ luật Hình sự (BLHS) với khung hình phạt từ 10 – 15 năm tù. Và tội “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” theo quy định tại khoản 2 điều 201 của BLHS với khung hình phạt từ 6 tháng đến 3 năm.

Sau khi nghe đại diện VKS công bố cáo trạng, bị cáo Thiện cho rằng nội dung cáo trạng truy tố mình là sai hoàn toàn. “Bị cáo bị oan, không thu lợi bất chính gần 100 tỷ đồng. Viện kiểm sát truy tố bị cáo là sai hoàn toàn. 9 người vay của bị cáo với mức lãi suất chưa tới 12%/năm nên không phải là vay lãi nặng. Bị cáo mong HĐXX phán xử đúng quy định pháp luật”, bị cáo Thiện kêu oan.

Vay tiền gốc hơn 68,5 tỷ, lãi gần 58,3 tỷ đồng

Tại phiên toà, bị cáo Thiện cho biết bị cáo cho nhiều người vay tiền từ những năm 2015 đến đến lúc bị bắt tạm giam vào năm 2020. Khi vay tiền, hai bên tự thoả thuận với nhau để làm hợp đồng và lãi suất theo quy định pháp luật. Theo đó, ông Thiện cho vay với lãi suất 3.000 đồng/triệu/ngày với số tiền ông này có và 3.500 đồng/triệu/ngày đối với số tiền ông Thiện đi vay rồi cho người khác vay lại. “Các khoản vay kéo dài trong nhiều năm không dứt điểm bởi khi khoản vay trước chưa trả hết thì người ta lại vay tiếp các khoản sau”, bị cáo Thiện nói.

Buổi đầu của phiên xét xử, HĐXX tập trung làm rõ các khoản vay và lãi mà ông Lưu Ngọc Tư (SN 1980, ngụ TX. Phú Mỹ) vay Thiện Soi. Theo bị cáo Thiện, bị cáo là anh em thân thiết với ông Tư nên nhiều lần cho vay để đáo hạn ngân hàng. Bị cáo Thiện cũng không nhớ hết các khoản vay và lãi mà ông Tư đã vay, những số liệu này luật sư sẽ trinh bày với HĐXX. “Quá trình cho vay, bị cáo có cấn nợ một số thửa đất của ông Tư”, bị cáo Thiện nói.

Trong khi đó, ông Tư cho biết vay mượn ông Thiện các khoản vay với lãi suất từ  3.000 -3.500 đồng/triệu/ngày, thậm chí có lúc lên tới 4.000 đồng/triệu/ngày. Vợ chồng ông thế chấp các khoản vay bằng nhiều lô đất của gia đình. Tại toà, vợ chồng ông Tư cho biết chỉ vay Thiện Soi khoảng 40 tỷ đồng chứ không phải hơn 68,5 tỷ đồng như cáo trạng nêu. Đồng thời mong muốn sẽ được nhận lại các thửa đất đã cấn nợ và cam kết trả lại tiền gốc và lãi các khoản vay của bị cáo Thiện theo đúng quy định của pháp luật.

Theo cáo trạng, ông Tư đã nhiều lần vay tiền của Thiện với mức lãi suất cao. Đến đầu năm 2018 đối chiếu số tiền vay mượn nợ, ông Tư còn nợ Thiện tổng số tiền hơn 39,5 tỷ đồng. Từ năm 2018 đến 2020, ông Tư tiếp tục vay tiền của Thiện thêm 5 lần với tổng số tiền là 29 tỷ đồng. Tổng số tiền ông Tư đã vay của Thiện hơn 68,5 tỷ đồng. Tất cả các khoản vay trên Thiện tính lãi suất từ 3.000 – 3.500 đồng/1 triệu/1 ngày, thời hạn trả tiền lãi và gốc là 10 ngày một lần.

Trong quá trình vay tiền, ông Tư đã trả cho Thiện cả tiền gốc và lãi hơn 126,8 tỷ đồng bằng tiền mặt và các thửa đất cấn nợ. Trong đó, số tiền gốc là hơn 68,5 tỷ đồng và tiền lãi gần 58,3 tỷ đồng. Như vậy, số tiền mà Thiện thu lợi bất chính khi cho vợ chồng ông Tư vay tiền hơn 46,6 tỷ đồng. Hiện ông Tư còn nợ Thiện 18,5 tỷ đồng.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Xuyến và vợ là Nguyễn Thị Nhài Linh vay Thiện 45,3 tỷ đồng với mức lãi suất là 3.000 đồng/1 triệu/1 ngày. Trong quá trình vay tiền, vợ chồng ông Xuyến đã trả cho Thiện hơn 7,8 tỷ đồng. Đồng thời chuyển nhượng thửa đất có diện tích 510m2 gắn liền với một căn biệt thự và các tài sản trong đó tại TP. Vũng Tàu để cấn trừ tổng số tiền gốc và lãi còn nợ hơn 51,8 tỷ đồng. Tổng số tiền vợ chồng ông Xuyến đã thanh toán cho Thiện hơn 59,6 tỷ đồng. Trong đó tiền gốc là 45,3 tỷ đồng và tiền lãi hơn 14,3 tỷ đồng. Số tiền mà Thiện thu lợi bất chính khi cho vợ chồng ông Xuyến vay tiền hơn 11,4 tỷ đồng.

Nguồn:https://www.baobariavungtau.com.vn/phap-luat/202308/thien-soi-choi-toi-keu-oan-tai-toa-988271/

3. Theo Báo Lao động đã đăng tin vào ngày 23/08/2023:

Bị cáo Thiện “Soi” kêu oan khi bị cáo buộc cho vay nặng lãi

Bà Rịa – Vũng Tàu – Trả lời câu hỏi của thẩm phán chủ tọa phiên tòa, bị cáo Lê Thái Thiện (còn gọi là Thiện “Soi”) kêu oan và phủ nhận cáo buộc của đại diện Viện Kiểm sát tại phiên tòa. 

Ngày 23.8, Tòa án Nhân dân Thị xã Phú Mỹ đã mở phiên tòa xét xử Lê Thái Thiện và con trai là Lê Thái Phong về hành vi “Cho vay nặng lãi” và “Rửa tiền”.

Sau khi đại diện Viện Kiểm sát công bố cáo trạng, trả lời câu hỏi của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, bị cáo Lê Thái Thiện lập tức cho rằng, bản thân cùng con trai hoàn toàn bị oan sai.

“Trong thời gian bị tạm giam, bị cáo đã đọc rất kỹ cáo trạng, thấy những cáo buộc là không đúng, oan sai. Bị cáo không thu lợi bất chính, mong Hội đồng xét xử xử đúng người, đúng tội”, bị cáo Thiện nói tại phiên tòa.

Trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử, Lê Thái Thiện cho rằng, các khoản cho vay đã được thực hiện từ năm 2015 và kéo dài nhiều năm. Số tiền cho vay không tách bạch giữa nợ gốc và lãi, và tiền lãi thu được chỉ khoảng 12% theo tính toán của bị cáo Thiện.

Tuy nhiên, trong nội dung trả lời một câu hỏi khác, bị cáo Thiện trả lời có cho một số cá nhân vay với mức lãi suất 3.000 đồng/triệu/ngày trên số tiền của bị cáo; và đi mượn với lãi suất trên rồi cho vay lại với mức 3.500 đồng/triệu/ngày (tương đương từ 109% một năm). Tuy nhiên, những khoản vay này được chốt nợ từ 2017. Thời điểm này còn áp dụng theo Bộ luật Hình sự năm 1999 nên bị cáo chưa vi phạm.

Đối với người đã vay nợ nhiều nhất là ông L.N.T, bị cáo Thiện khai nhận đã cho người này vay nhiều lần để đáo hạn ngân hàng. Sau đó thêm nhiều lần vay mua đất nhưng không trả được. Bị cáo có cấn trừ một số thửa đất của ông T để trừ nợ, nhưng cho rằng bản thân đã bỏ tiền mua thửa đất rộng 2,7ha chứ không phải cấn trừ đất của ông T.

Trả lời câu hỏi của HĐXX, ông L.N.T cho biết, số tiền vay của bị cáo Thiện chỉ khoảng gần 40 tỉ đồng, không phải là 68,5 tỉ đồng như cáo trạng. Ông T cho biết, muốn nhận lại các thửa đất đã cấn trừ cho Thiện và cam kết trả toàn bộ nợ, lãi theo quy định.

Phiên tòa xét xử hai cha con Thiện “Soi” dự kiến sẽ diễn ra trong nhiều ngày đến 28.8.

Nguồn: https://laodong.vn/phap-luat/bi-cao-thien-soi-keu-oan-khi-bi-cao-buoc-cho-vay-nang-lai-1232575.ldo

4. Theo Báo Dân trí đã đăng tin vào ngày 05/12/2021:

Đại gia Thiện Soi vay tiền để thực hiện hành vi phạm tội

…”Trong vụ án này cũng có một phần lỗi của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (người vay tiền), mặc dù bản thân họ biết không có khả năng trả tiền lãi nhưng vẫn tiếp tục vay tiền, dẫn đến tình trạng mất kiểm soát tài chính, tiền gốc và lãi ngày càng cao buộc Lê Thái Thiện, Lê Thái Phong phải vay tiền người khác để tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội”, kết luận điều tra nêu.

Nguồn: https://dantri.com.vn/phap-luat/dai-gia-thien-soi-vay-tien-de-thuc-hien-hanh-vi-pham-toi-20211205140322245.htm

5. Theo Báo Vnexpress đã đăng tin vào ngày 11/9/2023

Chủ biệt thự ‘dát vàng’ bị phạt hơn 15 năm tù

BÀ RỊA – VŨNG TÀUTòa cho rằng Lê Thái Thiện không nhận tội nhưng có đủ căn cứ xác định bị cáo cho 9 người vay lãi 109-146% một năm, sau đó thâu tóm tài sản của họ.

Chiều 11/9, ông Thiện, 58 tuổi, bị TAND thị xã Phú Mỹ tuyên 15 năm 6 tháng tù về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và Rửa tiền. Với vai trò đồng phạm, Lê Thái Phong, 31 tuổi, bị phạt 13 năm 6 tháng tù.

Tòa tuyên tịch thu, sung công quỹ số tiền các bị cáo dùng cho vay và số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất quy định tại Bộ luật Dân sự, kể cả những khoản người vay đang nợ bị cáo…

Theo HĐXX, các bị cáo vì hám lợi, muốn kiếm tiền một cách nhanh chóng nên cho vay lãi nặng, sau đó thực hiện hành vi Rửa tiền. Tuy nhiên, những người vay tiền của cha con Thiện cũng có một phần lỗi. Họ đầu tư bất động sản, nguồn vốn chủ sở hữu hạn chế, nguồn vốn chủ yếu đi vay. Khi thị trường bất động sản đóng băng, họ mất khả năng thanh toán, phải chuyển nhượng tài sản cho Thiện để cấn trừ.

“Hành vi của những người này phần nào gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bất động sản và phát sinh hành vi phạm tội của bị cáo”, HĐXX nhận định và xem đây là căn cứ để giảm nhẹ một phần hình phạt cho cha con ông Thiện.

Theo bản án sơ thẩm, từ năm 2018 đến 2020, Thiện cho 9 người vay hơn 324 tỷ đồng lãi suất 109-146% một năm. Họ đã trả cho bị cáo hơn 279 tỷ đồng tiền gốc; 122,7 tỷ đồng tiền lãi. Thiện thu lợi gần 100 tỷ và buộc họ gán tài sản. Hiện, ngoài bị hại Lưu Ngọc Tư, có 5 người khác còn nợ Thiện 45,9 tỷ đồng và không có khả năng trả.

Riêng Lê Thái Phong được xác định cho 23 người vay hơn 1,1 tỷ đồng, lãi suất 108%-120% một năm; thu lợi bất chính gần 500 triệu đồng.

Về hành vi Rửa tiền, Thiện ép 3 người không còn khả năng trả tiền phải chuyển nhượng đất đai, nhà cửa… với tổng số tiền hơn 59,3 tỷ đồng, thông qua sự giúp sức của Lê Thái Phong.

Trước đó, quá trình xét xử, bị cáo Thiện cho rằng mình không phạm tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự bởi mức lãi suất 3.000-3.500 đồng/triệu/ngày (109-146% một năm) là từ những năm 2015 (hành vi chưa bị xử lý hình sự), sau này đã giảm lãi suất xuống 2.000 đồng/triệu/ngày.

Về cáo buộc Rửa tiền, bị cáo luôn bức xúc nói “những người vay tiền có trách nhiệm với các khoản nợ thì đâu có chuyện này xảy ra”, đồng thời đề nghị HĐXX xử lý cả những người vay không chịu trả tiền, trong khi để có nguồn tiền này bị cáo phải đi vay của nhiều người khác.

Sau khi bài báo được đăng tải, nhiều bạn đọc đã bình luận:

STEED400: mức án quá nặng, tòa án cần phải xem xét vai trò của người vay nữa, ban đầu cần tiền họ đã thỏa thuận với mức lãi suất như thế chứ đâu ai bắt buộc họ vay

Xxinh: Án nặng quá,người ta có ép vay đâu

npt3591: án nặng nhỉ, ý kiến cá nhân mình thôi, thuận vay vừa trả, làm gì có chỗ nào cho vay tiền tươi thóc thật, tiền đưa liền tay mà lãi như ngân hàng đâu, chủ vay cũng chẳng dí tiền ép vay.

Nguồn: https://vnexpress.net/chu-biet-thu-dat-vang-bi-phat-hon-15-nam-tu-4652069.html

6. Đài truyền hình kỹ thuật số VTC đã đưa tin

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều tình tiết mới ở phiên tòa cho vay lãi nặng trăm tỷ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *