Ông Nguyễn Duy – Tây Ninh hỏi: Con tôi bị khởi tố điều tra về tội: “Trộm cắp tài sản” và bị bắt đã 05 tháng nay mà chưa thấy ra Tòa. Vậy cho hỏi : Để giải quyết một vụ án hình sự phải qua những giai đoạn nào và thời gian là bao lâu ?
Câu hỏi của ông Nguyễn Duy được luật sư Chu Văn Hưng trả lời như sau:
Do ông không nói rõ con ông bị khởi tố theo khoản nào của Điều 138 tội “Trộm cắp tài sản” nên không thể xác định được thời hạn giải quyết vụ án có liên quan đến con ông là bao nhiêu lâu, do vậy trả lời ông một cách tổng quát như sau:
Để giải quyết một vụ án hình sự phải trải qua các giai đoạn tố tụng sau đây:
1. Giai đoạn điều tra : Giai đoạn này do Cơ quan điều tra thụ lý điều tra, bao gồm các công việc như khởi tố vụ án; khởi tố bị can; bắt, tạm giam bị can (nếu có), hỏi cung bị can; lấy lời khai người làm chứng; lời khai bị hại; thu thập chứng cứ; xác minh lý lịch, tiền án, tiền sự của bị can v.v. Kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra có bản kết luận điều tra và chuyển toàn bộ hồ sơ sang Viện Kiểm sát cùng cấp đề nghị truy tố.
Điều 138 Bộ luật hình sự có 4 khung hình phạt tương ứng với bốn loại tội phạm là tội phạm ít nghiêm trọng; tội phạm nghiêm trọng; tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
– Nếu con ông bị khởi tố theo khoản 1 Điều 138 (tội phạm ít nghiêm trọng, có hình phạt là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm) thì thời hạn điều tra là hai tháng.
Khoản 1 Điều 138 là khung cấu thành cơ bản, người nào chiếm đoạt tài sản từ 2 triệu đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt v.v thì áp dụng khoản này.
Trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp thì được gia hạn thời hạn điều tra một lần không quá hai tháng.
Về thời hạn tạm giam: Thời hạn tạm giam cho tội phạm ít nghiêm trọng là hai tháng, nếu có tình tiết phức tạp, cần có thời gian dài hơn cho việc điều tra có thể được gia hạn tạm giam một lần, không quá một tháng.
Cần lưu ý là mọi trường hợp gia hạn thời hạn điều tra, gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cùng cấp, trên cơ sở đề nghị của cơ quan điều tra.
– Nếu con của ông bị khởi tố theo khoản 2 Điều 138 (tội phạm nghiêm trọng, có khung hình phạt từ hai đến bảy năm) thì thời hạn điều tra là ba tháng.
Trường hợp vụ án có tính chất phức tạp cần gia hạn thì có thể gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng.
Khoản này quy định tài sản bị chiến đoạt từ năm mươi triệu đến dưới hai trăm triệu, hoặc tài sản từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu nhưng phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm, hành hung để tẩu thoát…
Về thời hạn tạm giam: Thời hạn tạm giam không quá ba tháng, nếu có tình tiết phức tạp, cần có thời gian dài hơn cho việc điều tra, có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai tháng, lần thứ hai không quá một tháng.
– Nếu con ông bị khởi tố theo khoản 3 Điều 138 (tội phạm rất nghiêm trọng, có khung hình phạt từ bảy năm đến mười lăm năm), thì thời hạn điều tra là bốn tháng, có thể được gia hạn hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng.
Khoản này quy định tài sản chiếm đoạt có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng hoặc tài sản từ hai triệu đồng đến đưới năm mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Về thời hạn tạm giam: Thời hạn tạm giam không quá bốn tháng và có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng.
– Nếu con ông bị khởi tố theo khoản 4 Điều 138 (tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, có khung hình phạt từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.