028 3979 8335

Những uẩn khúc trong sự thất thoát 2,2 tỷ đồng

Một khoản tiền hơn 2,2 tỷ đồng của Cty XNK Thanh Hoá đã được xác định bị lừa đảo chiếm đoạt tại vụ án hình sự sơ thẩm của Toá án nhân dân TP HCM vào ngày 24 – 25/2/2000. Tống Văn Lường – chủ sơ sở Sanh Ký đã lãnh án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt của Chi nhánh Cty XNK Thanh Hoá tại TP HCM. Ông Trịnh Xuân Đạo – GĐ chi nhánh là người ký hợp đồng với cơ sở Sanh Ký cũng được xác định là người thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nay số tiền này lại được Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá xác định là thất thoát một lần nữa.

Phiên toà hình sự sơ thẩm của Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá diễn ra ngày 25 – 26/8/2008, lại tiếp tục tuyên án ông Lê Văn Minh – nguyên GĐ Cty XNK Thanh Hoá 4 năm tù giam và bà Vũ Thị Ngọc Anh – Nguyên Kế toán trưởng Cty 3 năm tù, cho hưởng án treo với tội danh cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng (thất thoát 2,2 tỷ đồng trên).
 
Hậu quả xảy ra trước hành vi
 
Đây là một nghịch lý mấu chốt của vụ án – LS Hà Đăng – Văn phòng LS Hà Đăng (Hà Nội), đại diện cho quyền và lợi ích của ông Lê Văn Minh tại phiên toà cho biết. Theo LS Hà Đăng, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã truy tố ông Minh và bà Ngọc Anh có hành vi làm thất thoát số tiền 2,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền này đã bị kết luận thất thoát từ bản án hình sự năm 2000.
 
Thực tế, khoản tiền 2,2 tỷ đồng này là một phần trong tổng giá trị nhiều hợp đồng được ký kết giữa cơ sở Sanh Ký và Chi nhánh Cty XNK Thanh Hoá từ năm 1995. Tại phiên toà hình sự sơ thẩm tháng 2/2000, Toà án nhân dân TP HCM xác định nó đã bị Tống Văn Lường – Chủ cơ sở Sanh Ký lừa đảo chiếm đoạt. Ông Trịnh Xuân Đạo – GĐ Chi nhánh nhận trách nhiệm khắc phục hậu quả, trả khoản tiền trên cho Cty XNK Thanh Hoá. Trách nhiệm dân sự của Tống Văn Lường phải trả ông Trịnh Xuân Đạo khoản tiền này.
 
Tuy nhiên, cáo trạng của VKS Thanh Hoá lại truy cứu trách nhiệm của ông Minh và bà Ngọc Anh với tội danh cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng, thất thoát 2,2 tỷ đồng vào năm 2001. Theo đại diện VKS, số tiền này bị thất thoát tính từ thời điểm khoản nợ 2,2 tỷ đồng được chuyển sang phải thu của cơ sở Sanh Ký (quý I/2001). Từ việc chuyển nợ này, khi Cty XNK Thanh Hoá được cổ phần hoá năm 2004, số tiền 2,2 tỷ đã không được tính vào giá trị cổ phần hoá mà chuyển sang nợ khó đòi. Theo đó, Sanh Ký có trách nhiệm trả Nhà nước và Cty CP XNK Thanh Hoá chỉ là cơ quan theo dõi khoản nợ này giúp Nhà nước thu hồi.
 
Theo lập luận của LS Hà Đăng, hậu quả của việc thất thoát tiền của Nhà nước đã xảy ra từ năm 1995. Nhưng hành vi gây thất thoát số tài sản này lại được tiếp tục truy cứu trách nhiệm vào năm 2002 đối với ông Minh và bà Ngọc Anh là điều phi logic.
 
Truy cứu cần đúng người đúng tội
 
Tại phiên toà, Ông Long – GĐ Cty CP XNK Thanh Hoá, nguyên đơn dân sự của vụ án, đồng thời là đơn vị được UBND tỉnh giao theo dõi số nợ 2,2 tỷ đồng trên đã trả lời Hội đồng xét xử, số tiền này chưa mất mà nó vẫn là một khoản tài sản của Nhà nước bị nợ đọng.
 
Cũng với câu trả lời tương tự, ông Nguyễn Văn Khanh – cán bộ Sở Tài chính Thanh hoá, chịu trách nhiệm chuyên quản về tài chính Cty XNK Thanh Hoá xác định, 2,2 tỷ đồng đang là khoản nợ tài sản nhà nước, chưa được xác định bị mất.
 
Với 2 trả lời trên, LS Hà Đăng cho rằng, thật phi lý khi truy tố hành vi làm thất thoát của ông Minh và bà Ngọc Anh chỉ vì chuyển nợ từ Sanh Ký (nợ DN) sang Sanh Ký nợ Nhà nước là hành vi làm thất thoát. Thậm chí việc chuyển nợ này còn phù hợp với tiến trình cổ phần hoá DN. Vì nếu 1 DN ôm một khoản nợ thì khó mà cổ phần hoá được. Cũng theo LS Đăng, nếu truy cứu thì cần đúng người, đúng tội. Người làm thất thoát tài sản thật sự đã được Toà án nhân dân TP HCM xác định là ông Trịnh Xuân Đạo. Ông Đạo phải có trách nhiệm trả tiền cho Cty XNK Thanh Hoá như bản án hình sự sơ thẩm năm 2000.
 
Ông Đạo là người đã bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng vì đã nhận khắc phục hậy quả trả tiền cho Cty XNK Thanh Hoá nên được miễn trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế ông Đạo chỉ phù phép. Việc trả nợ được thực hiện trên giấy. Tính đến thời điểm mở phiên toà, ông Đạo mới trả Cty 150 triệu đồng. Ấy vậy mà, VKS lại cho rằng, hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (mất 2,2 tỷ đồng) của ông Đạo đã hết thời hiệu truy tố hình sự. Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 23 Bộ luật Hình sự về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, khoản 2, điểm c, xác định hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự là 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng.
 
Sau tất cả phần tranh tụng khá rõ ràng như vậy, Hội đồng xét xử vẫn căn cứ vào Khoản 3, Điều 165 Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xử phạt ông Minh 4 năm tù và bà Ngọc Anh 3 năm tù cho hưởng án treo. Sau khi toà tuyên án, cả 2 bị cáo Minh và Ngọc Anh đều khẳng định sẽ kháng cáo lên Toà Phúc thẩm, Toà án nhân dân Tối cao. DĐDN sẽ tiếp tục thông tin về vụ án này.
 
Ông Lê Văn Khang – Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá
–  Đứng ở góc độ quản lý, ông có thể cho biết sự phức tạp của vụ án?
Đúng đây là một vụ án rất phức tạp. Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã rất nhiều lần họp bàn về nội dung hồ sơ vụ án. Từ tháng 7/2007, khi VKS có cáo trạng vụ án đến phiên xét xử , Toà án đã 2 lần trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung và thêm một lần VKS rút hồ sơ để điều tra bổ sung.
– Dư luận có đặt nhiều câu hỏi giữa việc một số cán bộ DN có quan hệ họ hàng với một số lãnh đạo của cơ quan cảnh sát điều tra. Theo ông, hồ sơ của vụ án có bị ảnh hưởng bởi yếu tố này?
Việc này thì cần phải theo dõi tình tiết xét xử phiên toà. Tất cả nội dung quan trọng của vụ án sẽ được thể hiện trong phiên toà. Khi xét xử, hội đồng xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Nguồn Báo Diễn đàn 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *